Ở Tam Đảo, ngoài các điểm du lịch nổi tiếng như Tháp truyền hình, Nhà thờ đá, Thác Bạc, còn nhiều điểm đến khác như Vườn quốc gia Tam Đảo, đền Bà Chúa Thượng Ngàn, quần thể khu di tích thắng cảnh Tây Thiên, sân golf và các khu nghỉ dưỡng cao cấp... mang đến những trải nghiệm thú vị.
Cuốn sách cung cấp cái nhìn chi tiết về cảnh quan và con người Tam Đảo thông qua những câu chuyện nhỏ mà các tác giả đã tìm hiểu, nghe hoặc chứng kiến, trải nghiệm.
Viết theo thể ký, sách miêu tả cảnh quan núi rừng, con người, hệ sinh thái và những điểm du lịch nổi tiếng ở Tam Đảo trên hành trình du ngoạn. Cuốn sách như một cuốn sổ tay du lịch bỏ túi, cung cấp cho du khách và bạn đọc những thông tin hữu ích về Tam Đảo.
Luiza Coelho, một người dân Brazil, vừa tạo hình tò he vừa hào hứng chia sẻ: “Tự tay nặn hình quả bóng và khắc hình cầu thủ yêu thích thành một món đồ chơi là trải nghiệm mới mẻ và ý nghĩa đối với tôi. Dưới sự hướng dẫn tận tình của nghệ nhân Việt Nam, tôi vừa được bày tỏ niềm tự hào dân tộc và tình yêu bóng đá của mình, vừa khám phá câu chuyện văn hóa sâu sắc giữa hai quốc gia".
Chương trình nghệ thuật chào mừng mở đầu với màn trống hội kết hợp với múa võ cổ truyền Vovinam đã mang đến bầu không khí sôi động và tinh thần nhiệt huyết. Các động tác võ thuật uyển chuyển, mạnh mẽ trên nền trống khí thế để lại dấu ấn khó phai trong lòng công chúng sở tại.
Đội tuyển quốc gia thuộc Liên đoàn lân sư rồng Việt Nam lần đầu giới thiệu đến bạn bè quốc tế tiết mục múa rồng Tứ linh tái hiện hình ảnh những con rồng thời Lý - một trong những nét tinh hoa văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống của người Việt từ xưa tới nay.
Bộ ảnh triển lãm kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil với nhiều bức ảnh, tư liệu quý giá đã khắc họa những dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Triển lãm Di sản văn hóa Việt Nam, Sắc màu Việt Nam, bức tường về 54 dân tộc Việt cũng góp phần giới thiệu, quảng bá một Việt Nam vừa gìn giữ tinh hoa văn hóa ngàn năm, vừa mạnh mẽ vươn mình trong kỷ nguyên hội nhập.
Đặc biệt, triển lãm tranh sơn mài Lan tỏa sắc màu truyền thốngvới sự tham gia của họa sĩ hai nước không chỉ làm nổi bật sự giao thoa văn hóa độc đáo mà còn truyền tải thông điệp về tình hữu nghị bền chặt qua ngôn ngữ nghệ thuật tinh tế.
Khi nhìn những con rối chuyển động sinh động trên mặt nước, Pedro Cavaco, một bạn trẻ Brazil không giấu được sự ngạc nhiên: “Tôi rất bất ngờ với sự khéo léo, tài tình của các nghệ nhân. Đây thật sự là loại hình nghệ thuật độc nhất vô nhị, chỉ có ở Việt Nam”.
Giống như Pedro Cavaco, phần lớn bạn bè quốc tế đều tỏ ra hào hứng, thích thú khi lần đầu thưởng thức tiết mục kịch rối nước do nghệ nhân Phan Thanh Liêm thực hiện.
Dưới mái ngói đỏ của sân khấu thuỷ đình, sự kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng và những con rối trên mặt nước, tạo ra nhiều phần trình diễn huyền ảo, đậm chất Việt Nam, phản ánh sinh động đời sống và nét văn hóa dân gian của người dân làng quê Bắc Bộ. Những câu chuyện dân gian như chú Tễu, đua thuyền rồng, chọi trâu như dẫn dắt người xem vào cuộc hành trình khám phá văn hóa Việt đầy cuốn hút.
Đây là lần đầu tiên múa rối nước - một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Việt Nam - xuất hiện trong chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài. Để làm được điều này, ban tổ chức và nghệ nhân phải phát huy tối đa sự sáng tạo, tìm mọi cách cải tiến, vận chuyển nguyên vật liệu, đạo cụ cồng kềnh đi xa nửa vòng Trái đất.
Bà Lê Thị Hồng Vân, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Trưởng BTC, cho biết: “Chúng tôi đã thay đổi các nguyên vật liệu từ gỗ sang tôn, nhựa, xốp. Quá trình này khá phức tạp và tốn công sức, vừa đảm bảo tính linh hoạt cho việc vận chuyển, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, nghệ thuật cho các tiết mục. Dù vậy, chúng tôi vô cùng tự hào khi có thể giới thiệu kịch rối nước tới bạn bè ở Brazil”.
“Ngày Việt Nam ở nước ngoài” là chương trình quảng bá quốc gia được Thủ tướng Chính phủ giao Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO - Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức thường niên từ năm 2010.
Năm nay, chương trình được tổ chức lần lượt tại Brazil và Arab Saudi với chủ đề Hội tụ tinh hoa văn hóa ngàn năm - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng.
" alt=""/>Người dân Brazil say mê nặn tò he và thưởng thức 'đặc sản' rối nước Việt NamNgày 1/11, vlogger Khoa Pug đăng tải đoạn video với tiêu đề "Phụ nữ Nhật quỳ khóc xin cho cameraman được ăn - Khoa Pug gặp sự cố ở nhà hàng lẩu Geisha Kyoto". Video ngay lập tức gây tranh cãi từ cộng đồng.
Lấy phụ nữ để giật tít câu view
Trong video này, Khoa Pug cho rằng cô phục vụ đã "quỳ khóc xin" anh ta cho người quay phim được ăn cùng. Tuy vậy, nội dung thực tế lại là việc nữ nhân viên phục vụ không muốn Khoa Pug ghi hình và đã từ chối phục vụ.
Ngoài ra, Khoa Pug còn ghi rõ "phụ nữ Nhật bị phân biệt quá rồi".
Tuy nhiên, những người biết và thành thạo tiếng Nhật liền chỉ ra nội dung Khoa Pug ghi hoàn toàn không đúng sự thật. Theo đó, cô gái phục vụ đang tỏ ra khó chịu vì bị quay phim chứ không phải đồng cảm cho cameraman như lời Khoa Pug nói.
![]() |
Cách chọn ảnh bìa cho video của Khoa Pug cũng bị cộng đồng cho rằng anh ta cố tình hạ thấp người nữ phục vụ Nhật Bản. |
"Tôi đi học Nhật hai năm và cũng hiểu được nội dung cuộc nói chuyện này. Rõ ràng nữ phục vụ chỉ đang khó chịu về việc bị quay phim", Lê Minh bình luận.
"Mình từng du học và làm thêm ở Nhật Bản. Việc quay phim khi ăn là điều tối kỵ trong văn hóa người Nhật. Rõ ràng trong clip người này còn nói 'Tôi không phải vật quay cho người khác xem', vậy mà Khoa Pug lại nói những gì không đâu", Hoàng Anh nói.
Trong một video khác đăng ngày 14/9 quay tại Hàn Quốc, Khoa Pug “vạ miệng” cho rằng những người Hàn không đủ khả năng, địa vị trong xã hội không thể nào kiếm được bạn gái, không thể nào kiếm được vợ nên phải lấy vợ Việt.
Phát ngôn này khi đó nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có Yewon, một nữ YouTuber người Việt sinh sống và lấy chồng ở Hàn Quốc. Yewon cho rằng Khoa Pug "chảnh chọe cà khịa và xem thường cô dâu Việt".
Ngoài hai ví dụ trên, không khó để bắt gặp những ảnh bìa, tiêu đề video trên kênh Khoa Pug khai thác chủ đề về phụ nữ.
Rêu rao chuyện người Việt bị khinh thường ở nước ngoài
Luôn rêu rao chuyện người Việt bị khinh thường ở nước ngoài cũng là cách được Khoa Pug dùng để câu view. Trong phần bình luận của một video, Khoa cho rằng anh ta được tôn trọng hơn “các bạn du học sinh hay lao động Việt Nam bị khinh thường hay kỳ thị”.
![]() |
Trong nhiều video, Khoa Pug luôn cho rằng người Việt bị khinh thường khi ở nước ngoài. |
Phát ngôn này gây phản ứng trái chiều từ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản. “Người Nhật rất lịch sự và có chất lượng dịch vụ rất tốt. Không hề có chuyện người lao động, du học sinh bị kỳ thị ở những nhà hàng như Khoa nói”, Hoa Phạm, du học sinh Việt tại Nhật Bản, cho biết.
“Bữa ăn của Khoa có giá 3,2 triệu đồng, gần bằng lương của một sinh viên làm tại cửa hàng tiện lợi một ngày. Đây không phải số tiền quá lớn với du học sinh tại Nhật và cũng không có chuyện vì tiền mà người Nhật thay đổi thái độ phục vụ”, Thanh Tùng, một người Việt sống tại Nhật khẳng định.
Một ví dụ khác là việc nam YouTuber mua đồng hồ tại Rolex Thượng Hải. Lúc thanh toán, Khoa Pug bị từ chối vì sử dụng thẻ Vietcombank Visa Debit. Khoa Pug cho rằng “nhân viên nữ bên Trung Quốc khinh thường thẻ VCB của Việt Nam”.
![]() |
Khoa Pug cho rằng mình là khách du lịch có tiền nên không bị khinh thường như những tầng lớp, giai cấp khác. |
Tuy vậy, đây là chuyện dễ hiểu khi thanh toán bằng thẻ nội địa tại các nước. “Hoàn toàn không ai khinh thẻ của một ngân hàng nào. Đơn giản là khi thanh toán số tiền quá lớn nhưng ngân hàng nội địa ít người biết đến sẽ bị từ chối. Chuyện này rất thường xảy ra với các khách hàng đi du lịch nước ngoài”, Trường An, nhân viên một ngân hàng quốc tế tại quận 1, TP.HCM cho biết.
Với tiêu đề “Giả nghèo cầm 500 triệu vào mua đồng hồ Rolex tại Thượng Hải và cái kết quá nhục nhã”, video của Khoa Pug nhận được gần 7 triệu lượt xem dù việc bị từ chối thanh toán không hề “nhục nhã” như cách YouTuber này cảm nhận.
Công thức giả nghèo và chê đắt
Nội dung xuyên suốt những video của Khoa Pug là “giả nghèo”, đến những nơi xa xỉ sử dụng các dịch vụ cao cấp với vẻ ngoài giản dị. Những video với tiêu đề như “Giả nghèo vào khách sạn 5 sao…”, “Giả nghèo ăn vi cá mập…”, “Giả nghèo cầm 500 triệu mua đồng hồ Rolex…”
Tiêu đề của những video này thường kết thúc bằng cụm từ “và cái kết”. Trong đó, cái kết của Khoa Pug thường gây tranh cãi bằng những thiệt thòi mà YouTuber này phải chịu.
Trong một video đăng tải hơn một năm trước, YouTuber này đã review nhà hàng của hoa hậu Mai Phương Thúy. Video này gây tranh cãi bởi phát ngôn của Khoa khi anh cho rằng nhà hàng này bán đắt, món ăn không xứng tầm.
![]() |
Chủ đề giả nghèo, bị khinh thường xuất hiện thường xuyên trên kênh của Khoa Pug. |
Khoa đặt 5 món ăn với giá hơn 600.000 đồng cho hai người ăn. "Nãy giờ ăn được hai miếng lươn, còn lại toàn thịt lợn, không đáng đồng tiền bát gạo", Khoa nhận xét. Món lươn om chuối đậu của Khoa Pug có giá 150.000 đồng.
Cộng đồng mạng chia thành hai phe. Một nhóm ủng hộ nhận xét của Khoa. Trong khi đó, nhóm còn lại cho rằng với không gian quán đẹp, vị trí trung tâm quận 1, TP.HCM và tên tuổi hoa hậu thì mức giá đó là chấp nhận được.
Quay phim những nơi bị cấm
Trong một video khác có tên “Xác Ướp Ai Cập - Khoa Pug kết thúc hành trình Ai Cập trong nước mắt”, Khoa Pug đã quay lén xác ướp của nhiều vua chúa Ai Cập ở nơi cấm ghi hình.
Theo Khoa Pug, anh đã trả 300 bảng Ai Cập để mua vé quay phim nhưng lại bị cấm ghi hình. Vì vậy, anh chọn cách quay lén. Tuy đã trả tiền để quay trong bảo tàng nhưng một số khu vực sẽ có quy định cấm ghi hình riêng.
Nếu việc ghi hình này bị phát hiện, có thể, YouTuber này sẽ chịu phạt theo quy định của bảo tàng Ai Cập, thậm chí là pháp luật của nước này.
Trong video tham quan Tokyo Nhật Bản, tại khu vực phố đèn đỏ, Khoa Pug cố gắng quay lại video ở những nơi nhạy cảm khiến những người bị quay tỏ ra khó chịu.
![]() |
Khoa Pug thường chĩa camera quay người khác khi chưa xin phép từ trước. |
Một video khác có tiêu đề "Khoa Pug hớn hở gặp người Việt bán mì Ramen bên Nhật và cái kết bị chửi sấp mặt", YouTuber này đã cố tình quay cận gương mặt của nữ nhân viên phục vụ và bị phản ứng.
Khoa Pug cho rằng chính người Việt mới không cho quay video. Tuy nhiên, tại Nhật, quyền bảo vệ hình ảnh được áp dụng với mọi người. Bất kỳ ai cũng có quyền không cho phép người khác ghi hình mình.
"Nếu ông này mà dí camera vào mặt mình, mình cũng sẽ chửi ổng như vậy. Đó là phản ứng bình thường của mình với những người lăm lăm camera và hay kiếm chuyện", người dùng Nam Nguyen bình luận.
Đây cũng là một phần trong công thức tạo ra những video tranh cãi trên kênh của Khoa Pug. YouTuber này dí camera vào người khác và chờ đợi những phản ứng của người bị quay để đưa bản thân vào diện nạn nhân.
Phía bà Tân Vlog cho biết, trong thời gian tới sẽ giảm số lượng các video món ăn ‘siêu to khổng lồ’.
" alt=""/>Khoa Pug và công thức câu view gây tranh cãi